Thị Mầu và nỗi oan Thị Kính có thật là oan?
Bởi: Đoàn Thành Trung
Thị Mầu và nỗi oan Thị Kính có thật là oan?
Xưa nay chúng ta đều nhìn nhận câu "oan Thị Kính" để nói về những oan khuất cùng cực không thể giãi bày. Hôm nay xin hãy cùng nhìn lại toàn bộ câu chuyện theo một góc nhìn khác để thấy một lớp ý nghĩa khác của sự tích "Quan âm Thị Kính"
Thị Kính xưa nay không phải là người duy nhất chịu hàm oan, vậy tại sao bà lại được Quan Thế Âm Bồ Tát độ thành Phật Bà Bồ Tát Nghìn Mắt Nghìn Tay?
Xin đôi dòng giải thích như sau:
Thị Mầu sinh ra trong thời kỳ phong kiến, cấm quan hệ trai gái yêu đương, có chửa là đặc quyền của người phụ nữ có chồng, người phụ nữ thời đó không được phép chọn người mình yêu, không đường thể hiện tình yêu của mình với người khác giới, hôn nhân hoàn toàn do cha mẹ sắp đặt, nhà trai lựa chọn. Đàn bà không chồng mà chửa trở thành ô nhục của gia đình làng xóm. Bị cả làng phạt vạ, nếu không khai ra cha đứa trẻ thì còn bị gọt đầu bôi vôi, thả bè chuối trôi sông, chết trong ô nhục.
Nhưng Mầu không muốn vậy, nàng khao khát được yêu, và thể hiện tình yêu của mình, nàng chết mê chết mệt tiểu sư phụ mà không biết đó cũng là phận nữ nhi như mình. Thị Kính lúc này đã là kẻ tu hành, nàng không hề ghét bỏ Mầu mà xót xa cho Mầu, vì trao nhầm tình yêu cho một kẻ tu hành lại còn là phận gái.
Sau năm lần bảy lượt chủ động theo đuổi chú Tiểu không thành, Thị Mầu cũng hiểu ra không thể nào lay chuyển được Chú Tiểu, nên tình yêu ấy nàng đem trao hết cho Nô, tình yêu của nàng không địa vị không ràng buộc, thế mà bấy lâu nay thiên hạ hiểu nhầm thành mất nết lẳng lơ. Rồi tại sao Thị Mầu có con lại khai ra Thị Kính? Có phải nàng cố tình vu oan cho người mình yêu mà không đạt được? Tại sao Mầu gửi con cho Thị Kính nuôi trong khi thừa biết đó không phải cha đứa trẻ, và tại sao Thị Kính nhận nuôi tận tình đứa trẻ đó? Thực ra ngay từ lúc từ bỏ tình yêu với thị kính mầu đã hiểu được thị kính là người của thiền môn đức độ từ bi nên mới trao hết chân tình cho nô, khi nàng bị làng đem ra xử cũng chỉ có cửa chùa là nơi nàng có thể gửi gắm được thôi, cũng chỉ có thị kính mới có thể cứu được mẹ con nàng lúc này, nên nàng khai ra thị kính là gửi gắm cả vào sự đức độ và từ bi chốn cửa chùa, thị kính hiểu được sự gửi gắm đó nên nàng cắn răng chịu oan mà không trách móc hay tự minh oan cho mình. Bởi nếu nàng minh oan cho mình thì mẹ con mầu chỉ có con đường chết thôi. Nàng cứu mầu, và cứu cả đứa con của mầu mà nhận làm con nuôi, thế nên sau này khi đứa con đã khôn lớn, công đức viên mãn, nàng đã nhẹ nhàng ra đi. Được phật bà quan thế âm độ thành phật bà nghìn mắt nghìn tay, nghìn mắt để nhìn thấu nỗi đau của nhân gian, nghìn tay để cứu vớt được hết chúng sinh.
Xưa nay chúng ta không hiểu được mầu, cho rằng nàng lẳng lơ, nếu nàng lẳng lơ đốn mạt thì con nàng thành thứ nghiệt chủng của người đàn bà lẳng lơ sao có thể thành đệ tử phật môn rồi cũng được phật bà độ luôn thành đồng tử đứng dưới chân theo hầu?
Cũng hiểu nhầm Thị Kính cho rằng oan khuất quá mà thành phật? Có ai chịu oan mà được thành phật đâu, bà thành phật vì từ bi và đức độ đã nhìn thấu nỗi đau của thị mầu mà cứu vớt hai mẹ con, không màng tính mạng của mình. Sự hi sinh ấy mới là điểm mấu chốt. Với mầu và Thị Kính không hề có nỗi oan nào cả, chỉ có một sự gửi gắm của hai sinh linh cần cứu vớt dựa vào chốn thiền môn và tư bi đức độ của một đấng chân tu.

- Kẻ nói dối giỏi nhất
- Bài thơ: suông
- Ca dao về chữ Duyên
- Nhớ bác nhân ngày độc lập
- Mạnh Trinh xuất thủ hoa trà tặng, Nguyễn Khuyến nghinh chiêu họa bút thơ
- Cao dao trào phúng
- Châu Long
- Phận nàng Châu Long
- Nhớ ngoại
- Trong khi lửa tắt cơm sôi, lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem" thì em sẽ làm gì?
- Thế à
- Người học trò tên Mỗ, người nước Đằng của Khổng Tử
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét