Home » Văn Học Nghệ Thuật
những lời răn dạy về nhân đức
Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015
Bởi: Đoàn Thành Trung
Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.
Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.
Người là vàng, của là ngãi.
Người là hoa đất.
Người sống, đống vàng.
Thân trọng thiên kim. (1)
Một mặt người, bằng mười mặt của.
Người làm ra của,
Của không làm ra người.
Thức lâu, mới biết đêm dài,
Ở lâu, mới biết là người có nhân.
Thương người, như thể thương thân.
Ở có nhân, mười phần chẳng khốn.
Đức nhân thắng số.
Có đức, mặc sức mà ăn.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước, phải thương nhau cùng.
Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Chùa rách, có Phật vàng.
Đất sỏi, có chạch vàng.
Tìm nơi, có đức gửi thân,
Tìm nơi, có nhân gửi của.
Bến hiền, thuyền đậu.
Bến dữ, thuyền lui.
Còn người thì còn của.
Người làm ra của,
Của không làm ra người.
Lấy của che thân,
Không ai lấy thân che của.
Rậm người, hơn rậm của.
Bền người, hơn bền của.
Ăn bát cơm dẻo,
Nhớ nẻo đường đi.
Một miếng khi đói,
Bằng gói khi no.
Bát cơm phiếu mẫu, (2)
Trả ơn ngàn vàng.
Một đêm nằm, bằng năm ở.
Đường mòn, ân nghĩa không mòn.
Cứu được một người,
Phúc đẳng hà sa.
Cứu nhất nhân, đắc vạn phúc.
Giết một con cò, cứu trăm con tép.
Tháng hè, đóng bè làm phúc.
Dẫu xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phúc, cứu cho một người.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phần cho.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Ở ác, gặp dữ, tan tành ra tro.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Hễ ai ở ác, tội dành vào thân.
Ao sâu, tốt cá,
Hiểm dạ, hại mình.
Ao sâu, tốt cá,
Độc dạ, khốn thân.
Ác giả, ác báo.
Hại nhân, nhân hại.
Ác giả, ác báo,
Thiện giả, thiện lai.
Tích thiện, phùng thiện,
Tích ác, phùng ác.
Ở hậu, gặp hậu,
Ở ác, gặp ác.
Cấy gió, chịu bão.
Sát nhân, giả tử,
Thiện đạo chí công.
Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
Đời cha trồng cây, đời con ăn quả.
Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.
Tu nhân tích đức.
Ăn ở thiện, có thiện thần biết,
Ăn ở ác, có ác thần hay.
Làm phúc, cũng như làm giàu.
Có phúc, có phần.
Làm phúc, không cần được phúc.
Của ít, lòng nhiều.
Rủ nhau làm phúc, chớ giục nhau đi kiện.
Bần thanh, hơn phú trọc.
Điều lành, thì nhớ,
Điều dở, thì quên.
Điều lành, mang lại,
Điều dại, mang đi.
Một sự nhịn, chín sự lành.
Cây xanh, thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành, để đức cho con.
Khuyên ai ăn ở cho lành,
Kiếp này chưa gặp, để dành kiếp sau.
Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Áo rách tan tành, trời vá lại cho.
Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phúc cho.
Ơn ai một chút, chớ quên,
Oán ai một chút, cất bên dạ này.
Sướng gì hơn sướng làm lành,
Như bao nhiêu của, để dành bấy nhiêu.
Người trồng cây hạnh, người chơi,
Ta trồng cây đức, để đời về sau.
Thật thà, là cha quỷ quái,
Thật thà, ma vật không chết.
Ai bảo Trời không có mắt.
Người sống, của còn,
Người chết, của hết.
Co co quắp quắp,
Chết chẳng đem được nào.
Chín đụn mười trâu,
Chết cũng hai tay cắp đít.
Của giàu tám vạn ngàn tư
Chết hai tay buông xuôi.
Sống gửi, thác về. (3)
Hễ muốn ra con người tử tế,
Phải dễ dàng, chớ để ai hờn,
Làm ơn, ắt hẳn nên ơn,
Trời nào phụ kẻ có nhân bao giờ.
Bớt ăn, bớt mặc ở mình,
Để mà lấy phúc hiển vinh lâu dài.
Áo cơm có hạn thời thôi,
Của đời rồi lại trả đời về không.
Sao bằng tích phúc lấy công,
Nhân duyên thoát khỏi cái vòng trần ai.
Ở cho có nghĩa có nhân,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha ân đức, đời con sang giàu.
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng,
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn, mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Đời người hữu tử, hữu sinh,
Sống cho xứng đáng, thác dành tiếng thơm.
Làm sao như quế trên non,
Trăm năm khô mục, vẫn còn thơm tho.
Thương người, như thể thương thân,
Thấy người hoạn nạn, thì thương,
Thấy người tàn tật, lại càng trông nom,
Thấy người già yếu, mỏi mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa.
Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non xoay vần.
Ở cho có đức, có nhân,
Mới mong đời tự, được ăn lộc trời.
Thương người, tất cả ngược xuôi,
Thương người, lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người, ôm dắt trẻ thơ,
Thương người, tuổi tác, già nua bần hàn.
Thương người, cô quả, cô đơn,
Thương người, đói rách, lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách, thì thương,
Rách thời cho mặc, đói thời cho ăn.
Thương người, như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà,
Đồng tiền, bát gạo, mang ra,
Rằng đây cần kiệm, gọi là làm duyên.
May ta ở chốn bình yên,
Còn người tàn phá, chẳng nên cầm lòng.
Tiếng rằng ngày đói tháng đông,
Thương người, bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng.
Gia huấn ca - Nguyễn Trãi (4)
Chú thích
(1) Người quý ngàn vàng.
(2) Sự tích: Hàn Tín thuở hàn vi, câu cá không đủ ăn nên phải đói, một bà già giặt lụa (phiếu mẫu) tặng Hàn Tín một bát cơm - Về sau Hàn Tín làm nên đại tướng và Sở vương, Hàn Tín tìm về biếu bà 1000 lạng vàng. Truyện “Nhất phạn thiên kim”, bát cơm ngàn vàng là như vậy.
(3) Quan niệm về sống chết theo tư tưởng của Đạo Phật, không giống với quan niệm của chúng ta ngày nay, dù sao cũng có tác dụng khuyên răn người ta lúc sống không nên tham (vì sống gửi).
(4) Gia huấn ca của Nguyễn Trãi có từ thế kỷ thứ 15, đã được phổ biến như ca dao.
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.
Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.
Người là vàng, của là ngãi.
Người là hoa đất.
Người sống, đống vàng.
Thân trọng thiên kim. (1)
Một mặt người, bằng mười mặt của.
Người làm ra của,
Của không làm ra người.
Thức lâu, mới biết đêm dài,
Ở lâu, mới biết là người có nhân.
Thương người, như thể thương thân.
Ở có nhân, mười phần chẳng khốn.
Đức nhân thắng số.
Có đức, mặc sức mà ăn.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước, phải thương nhau cùng.
Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Chùa rách, có Phật vàng.
Đất sỏi, có chạch vàng.
Tìm nơi, có đức gửi thân,
Tìm nơi, có nhân gửi của.
Bến hiền, thuyền đậu.
Bến dữ, thuyền lui.
Còn người thì còn của.
Người làm ra của,
Của không làm ra người.
Lấy của che thân,
Không ai lấy thân che của.
Rậm người, hơn rậm của.
Bền người, hơn bền của.
Ăn bát cơm dẻo,
Nhớ nẻo đường đi.
Một miếng khi đói,
Bằng gói khi no.
Bát cơm phiếu mẫu, (2)
Trả ơn ngàn vàng.
Một đêm nằm, bằng năm ở.
Đường mòn, ân nghĩa không mòn.
Cứu được một người,
Phúc đẳng hà sa.
Cứu nhất nhân, đắc vạn phúc.
Giết một con cò, cứu trăm con tép.
Tháng hè, đóng bè làm phúc.
Dẫu xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phúc, cứu cho một người.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phần cho.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Ở ác, gặp dữ, tan tành ra tro.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Hễ ai ở ác, tội dành vào thân.
Ao sâu, tốt cá,
Hiểm dạ, hại mình.
Ao sâu, tốt cá,
Độc dạ, khốn thân.
Ác giả, ác báo.
Hại nhân, nhân hại.
Ác giả, ác báo,
Thiện giả, thiện lai.
Tích thiện, phùng thiện,
Tích ác, phùng ác.
Ở hậu, gặp hậu,
Ở ác, gặp ác.
Cấy gió, chịu bão.
Sát nhân, giả tử,
Thiện đạo chí công.
Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
Đời cha trồng cây, đời con ăn quả.
Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.
Tu nhân tích đức.
Ăn ở thiện, có thiện thần biết,
Ăn ở ác, có ác thần hay.
Làm phúc, cũng như làm giàu.
Có phúc, có phần.
Làm phúc, không cần được phúc.
Của ít, lòng nhiều.
Rủ nhau làm phúc, chớ giục nhau đi kiện.
Bần thanh, hơn phú trọc.
Điều lành, thì nhớ,
Điều dở, thì quên.
Điều lành, mang lại,
Điều dại, mang đi.
Một sự nhịn, chín sự lành.
Cây xanh, thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành, để đức cho con.
Khuyên ai ăn ở cho lành,
Kiếp này chưa gặp, để dành kiếp sau.
Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Áo rách tan tành, trời vá lại cho.
Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phúc cho.
Ơn ai một chút, chớ quên,
Oán ai một chút, cất bên dạ này.
Sướng gì hơn sướng làm lành,
Như bao nhiêu của, để dành bấy nhiêu.
Người trồng cây hạnh, người chơi,
Ta trồng cây đức, để đời về sau.
Thật thà, là cha quỷ quái,
Thật thà, ma vật không chết.
Ai bảo Trời không có mắt.
Người sống, của còn,
Người chết, của hết.
Co co quắp quắp,
Chết chẳng đem được nào.
Chín đụn mười trâu,
Chết cũng hai tay cắp đít.
Của giàu tám vạn ngàn tư
Chết hai tay buông xuôi.
Sống gửi, thác về. (3)
Hễ muốn ra con người tử tế,
Phải dễ dàng, chớ để ai hờn,
Làm ơn, ắt hẳn nên ơn,
Trời nào phụ kẻ có nhân bao giờ.
Bớt ăn, bớt mặc ở mình,
Để mà lấy phúc hiển vinh lâu dài.
Áo cơm có hạn thời thôi,
Của đời rồi lại trả đời về không.
Sao bằng tích phúc lấy công,
Nhân duyên thoát khỏi cái vòng trần ai.
Ở cho có nghĩa có nhân,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha ân đức, đời con sang giàu.
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng,
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn, mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Đời người hữu tử, hữu sinh,
Sống cho xứng đáng, thác dành tiếng thơm.
Làm sao như quế trên non,
Trăm năm khô mục, vẫn còn thơm tho.
Thương người, như thể thương thân,
Thấy người hoạn nạn, thì thương,
Thấy người tàn tật, lại càng trông nom,
Thấy người già yếu, mỏi mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa.
Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non xoay vần.
Ở cho có đức, có nhân,
Mới mong đời tự, được ăn lộc trời.
Thương người, tất cả ngược xuôi,
Thương người, lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người, ôm dắt trẻ thơ,
Thương người, tuổi tác, già nua bần hàn.
Thương người, cô quả, cô đơn,
Thương người, đói rách, lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách, thì thương,
Rách thời cho mặc, đói thời cho ăn.
Thương người, như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà,
Đồng tiền, bát gạo, mang ra,
Rằng đây cần kiệm, gọi là làm duyên.
May ta ở chốn bình yên,
Còn người tàn phá, chẳng nên cầm lòng.
Tiếng rằng ngày đói tháng đông,
Thương người, bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng.
Gia huấn ca - Nguyễn Trãi (4)
Chú thích
(1) Người quý ngàn vàng.
(2) Sự tích: Hàn Tín thuở hàn vi, câu cá không đủ ăn nên phải đói, một bà già giặt lụa (phiếu mẫu) tặng Hàn Tín một bát cơm - Về sau Hàn Tín làm nên đại tướng và Sở vương, Hàn Tín tìm về biếu bà 1000 lạng vàng. Truyện “Nhất phạn thiên kim”, bát cơm ngàn vàng là như vậy.
(3) Quan niệm về sống chết theo tư tưởng của Đạo Phật, không giống với quan niệm của chúng ta ngày nay, dù sao cũng có tác dụng khuyên răn người ta lúc sống không nên tham (vì sống gửi).
(4) Gia huấn ca của Nguyễn Trãi có từ thế kỷ thứ 15, đã được phổ biến như ca dao.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét